Bikini xinh xắn thì đã có sẵn đây rồi nhưng những vết da bụng bị rạn sau sinh vẫn có đó với thời gian. Không chỉ có những mẹ bầu mới phải đau đầu tìm cách trị rạn bụng mà cả những cô bé teen cũng đang phải đối mặt với vấn đề nhức nhối này. Để tìm được cách trị da bụng bị rạn sau sinh hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo những nguyên nhân và bí kíp sau đây.
Bốn nguyên nhân gây ra da bụng bị rạn sau sinh
Dấu hiệu mang thai: khi mang thai là nguyên nhân chính gây ra tình trạng rạn da bụng của chị em phụ nữ. Khiến khoảng 90% chị em phụ nữ sau sinh bị rạn da bụng vô cùng nghiêm trọng, những cô nàng vòng eo chỉ từ 40cm – 70cm và sau khi mang thai thì vòng bụng dần dần nhô lên làm vỡ đi những kết cấu của các mô dưới da và gây ra rạn da bụng. Đặc biệt sau khi sinh thì vòng bụng của người mẹ không chỉ bị rạn da nặng hơn mà còn bị phá hủy nặng nề, da nhăn nheo chằng chịt các vết rạn, màu da bụng thay đổi thâm đen cùng với đó là sự chảy xệ mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân béo phì: những cô nàng không may mắn sở hữu cho mình một thân hình quá khổ, béo phì sẽ dễ dàng gặp phải nhiều rắc rối với các vết rạn da. Những vết rạn da sau sinh này thường xuất hiện ở đùi và bụng và thông thường là những vết rạn tuy nhỏ nhưng lại dày, gây mất thẩm mỹ và làm cho làn da kém đều màu, làm các chị em trở nên vô cùng e ngại, mất tự tin.
Sự phát triển ở tuổi dậy thì: tuổi dậy thì cũng là nguyên nhân gây ra rạn da bụng khá phổ biến nhưng điều này lại chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Ở nam giới thì rạn da thường xảy ra ở vùng thắt lưng và mặt ngoài của đùi còn ở nữ giới thì rạn da thường xuất hiện ở vùng mông, ngực và đùi. Những vết rạn này có thể kéo dài nếu không tìm cách loại bỏ triệt để chúng.
Corticoid nhiều trong cơ thể: tuyến thượng thận phát sinh hay sản xuất ra quá nhiều hóc môn Corticoid; hoặc sử dụng thuốc corticoid quá liều có thể coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hội chứng rạn da, nguyên nhân này xảy ra ở khắp các bộ phận trên cơ thể; kể cả trên mặt cũng không thể loại trừ.
XEM THÊM:
Lý giải tình trạng gò má cao một bên và cách khắc phục
Giải mã gò má cao và cách khắc phục nhanh nhất, hiệu quả nhất
Cách điều trị da bụng bị rạn sau sinh
Duy trì độ ẩm cần thiết cho da: đặc biệt chú ý đến vấn đề dưỡng ẩm cho da để có thể tăng tính đàn hồi của da cũng như hạn chế đến mức tối đa tình trạng rạn da khi mang thai. Mẹ nên tập trung dưỡng ẩm vào những vùng da dễ bị rạn như bụng, đùi, bắp chân… Có thể dùng kem dưỡng ẩm, dầu dừa để thoa lên vùng da cần được dưỡng ẩm và massage thật nhẹ nhàng. Mẹ tuyệt đối không nên xoa mạnh tay vào vùng bụng vì ít nhất là 3 tháng đầu thai kỳ vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Chăm chỉ tập thể thao: chăm chỉ các bài tập thể dục và vận động một cách đều đặn không chỉ giúp tăng tính đàn hồi của da, hạn chế tối đa việc bị rạn da khi mang bầu mà nó còn rất tốt cho sức khỏe, tăng tính đề kháng cho mẹ bầu.
Uống nhiều nước: hãy đảm bảo bạn sẽ cung cấp đủ cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Điều này đặc biệt cần thiết để có thể duy trì một cơ thể đảm bảo khỏe mạnh, không những cấp ẩm cho da mà còn làm tăng tính đàn hồi của da, có thể hạn chế tình trạng rạn da khi mang thai.
Sử dụng tinh dầu thiên nhiên để dưỡng da: giúp dưỡng ẩm và giữ nước cho da nhờ đó mà làn da của bạn luôn luôn mềm mịn, khỏe khoắn, có thể tăng tính đàn hồi. Các mẹ có thể dùng các loại tinh dầu thiên nhiên như dầu dừa, dầu oliu… để thoa lên các vùng da dễ bị rạn.
Tẩy tế bào chết: là một trong những biện pháp có thể làm giảm sự xuất hiện của các vết rạn da sau sinh do việc tẩy da chết giúp lấy đi tế bào da cằn cỗi, kích thích việc tuần hoàn và giúp da luôn khỏe mạnh. Tẩy da chết với mật độ tuần 2 lần giúp da trở nên sạch sẽ, thông thoáng và thẩm thấu các dưỡng chất tốt hơn đảm bảo da luôn được chăm sóc và bảo vệ.
Massage một cách thường xuyên: giúp da luôn đảm bảo độ đàn hồi cần thiết và tốt nhất cho các mạch máu bên trong da lưu thông, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho da mỗi ngày. Từ đó, giúp hạn chế tối đa tình trạng rạn da khi mang thai.
THAM KHẢO: da bụng bị rạn sau sinh