Hải Sâm còn có tên gọi là Đỉa biển, Hải thử, hay Sa tốn là một loài sinh vật sống ở biển. Đây là một loài sinh vật có giá trị dinh dưỡng cao nên được xem là thần dược trong nhiều bài thuốc quý. Vậy công dụng của hải sâm trong chữa bệnh là gì? Cùng sức khỏe dinh dưỡng tìm hiểu về Sa tốn từ nhận biết, thành phần đến tác dụng của chúng nhé

1. Hình dạng loài hải sâm

Là loài sinh vật nằm sâu dưới đáy biển, nên không dễ để có thể khai thác loài vật này để đem về làm thuốc. Cộng với giá trị dược học mà nó mang lại, hải sâm được xem là vị thuốc quý hiếm và cực kì đắt tiền.

Hải sâm thuộc loài động vật thân mềm, hình dạng gần giống với con đỉa nên còn được gọi là đỉa biển. Chúng có cấu tạo hình ống, hoàn toàn không có xương sống. Hình dáng của nó có vẻ sần sùi, lắm u, cục, do đó khó mà phân biệt được đầu với đuôi của nó.

Trên thân loài vật này có một lỗ nhỏ được xem là miệng, xung quanh miệng có nhiều xúc tu giúp con vật bắt mồi và ăn uống. Thức ăn của hải sâm là các loài động vật phù du có kích thước nhỏ hơn, xác động vật chết lặn xuống đáy biển hay các nguồn dinh dưỡng hữu cơ tự nhiên dưới đáy biển.

2. Giá trị dinh dưỡng của Hải sâm

Hải sâm là loài động vật có hàm lượng protein cao, dễ hấp thu, đặc biệt trong đó có các acid amin thiết yếu cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bên cạnh đó, hải sâm còn có hàm lượng các khoáng vi lượng tự nhiên cao, cực kỳ giàu dinh dưỡng. Theo phân tích dinh dưỡng học cho thấy, trong hải sâm chứa:

  • 21,45% protein
  • 0,27% lipit
  • 1,37% gluxit
  • 1,13% khoáng chất

3. Tác dụng tuyệt vời của hải sâm

Điều trị xơ vữa động mạch: theo nhiều nghiên cứu trên cơ thể động vật thí nghiệm, chiết xuất lipid từ hải sâm có tác dụng giúp tế bào tăng hoạt động hô hấp, tăng cường hấp thụ oxi. Giúp quá trình oxi hóa – khử được đẩy mạnh, giảm thiểu sự tích tụ mỡ không tiêu trong thành mạch quản, qua đó giúp giảm thiểu, ngăn ngừa căn bệnh xơ vữa động mạch.

Điều trị thiếu máu: trong hải sâm chứa nhiều nguyên tố vi lượng hỗ trợ cho quá trình tạo máu như Fe, Mg, P, K,…do đó hỗ trợ điều trị thiếu máu rất hiệu quả. Các vị thuốc bổ máu điều chế từ hải sâm thường được đặt biệt kê đơn cho bệnh nhân thiếu máu lâu năm, phụ nữ đang mang thai hay các bệnh nhân bị thương nặng,…

Điều trị táo bón: trong đông y, hải sâm là vị thuốc mang tính hàn, giúp bổ thận, tráng dương, bổ tỳ, nhuận trường, do đó có tác dụng điều trị táo bón hiệu quả. Bên cạnh đó, hải sâm còn giúp bệnh nhân cân bằng cơ chế tiêu hóa, tái thiết một hệ đường ruột mạnh khỏe

Điều trị bệnh đái tháo đường: hải sâm là loài động vật đáy biển, do đó bản thân nó hấp thu được khá nhiều khoáng chất, vitamin cũng như các chất dinh dưỡng thiết yếu. Nhiều thành phần trong đó hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh đái tháo đường, cân bằng đường huyết cũng như hormone cân bằng đường huyết insulin.

Chữa bệnh còi xương, kém ăn: hải sâm được chế thành nhiều vị thuốc, trong đó có vị thuốc điều trị bệnh còi xương, chứng kém ăn ở trẻ em và người già do hải sâm là loài sinh vật bổ dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa cũng như cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

Có thể thấy hải sâm là một loài sinh vật biển quý hiếm, đắt tiền, song giá trị dinh dưỡng và giá trị chữa bệnh của nó lại rất thiết thực trong giới y học. Tuy nhiên, cũng nên biết cách khai thác, chế biến cũng như sử dụng nó hợp lý mới đem lại hiệu quả điều trị tối ưu nhất.

Tim hiểu chi tiết về dược liệu Hải Sâm – Nguồn : https://wikiduoclieu.org/tu-dien/hai-sam/

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *