Cây cau ta chắc hẳn không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Cây được trồng hầu khắp các tỉnh thành ở Việt Nam. Ngày nay bán cây cau ta được trồng chủ yếu để tạo cảnh quan,và lấy quả. Với đặc điểm là mọc thẳng đứng. Cao hơn 20m,tán lá chỉ tập chung ở phần ngọn. Là loại cây trồng làm cảnh rất đẹp,cây mọc thẳng,chùm quả nhiều chi chít.

cây cau ta

Hình: Cây cau ta

Cây mang ý nghĩa của sự đoàn kết,ý chí kiên cường vững trãi. Là loại cây trồng phong thủy tốt. Mo cau thường móc ở nách lá,sau một thời gian mo cau phát triển thì phần mo bên ngoài sẽ rụng đi. Hoa dđược chia làm nhiều nhánh và chi,hoa đực năm bên trái,hoa cái nằm bên dưới.Hoa đực có mùi thơm. Quả cau có hình tròn,bầu dục giống quả trứng. Khi chín có màu vàng cam,bên trong phần vỏ sơ có hạt cau.Trong hạt cau có chất tanin,chất mỡ ,chất đường muối vô cơ. Hoạt chất chính là ancaloit,gồm những thành phần hóa học: arecolin,arecaidin,guvaxin, guvacelin. Arecolin có ảnh hưởng đến yếu tố thần kinh,với liều cao làm tê liệt,làm tăng sự tiết dịch làm tăng nhu động ruột,làm tê bại cơ sán,hạt cau khi sử dụng tác dụng vào ruột,sau 20 phút thì thần kinh sán sẽ tê liệt và không thể bám vào thành ruột.

cây cau ăn quả

Hình: Cây cau ta chuẩn bị được mang đi trồng

Theo Y học cổ truyềcoshatj cau có vị chát,the,tính ấm,có tác dụng thông khí tính ấm,,được chế thuốc lợi tiểu,ỉa chảy.Hạt cau còn được dân gian đem ngâm rượu,rượu cau rất tốt,có tác dụng chống sâu răng,và bảo vệ răng chắc khỏe.Cách làm là: ( Quả cau ta chuẩn bị từ 30- 40 quả,rửa sạch để ráo nước,cắt bỏ phần đầu,bổ làm bốn, khi bổ phải khéo sao cho hạt còn nguyên vẹn,Sau đó cho vào chai có dung tích 2 lít,rót 1.5 lít rượu nếp trắng,sau 3 tháng là có thể sử dụng) rượu hạt cau khi ngậm có vị đắng chát,nồng,không được uống trực tiếp vì sẽ ảnh hưởng đến dạ dày,thời gian ngậm là vào khoảng 15 phút sau đó nhổ bỏ đi,sau khi nhổ không được súc miệng lại để tinh chất rượu cau ngấm vào răng.nên ngậm vào buổi sáng.Còn có một số các bài thuốc khác như:

1, Hạt cau được dùng làm thuốc chữa giun sán cho động vật rất hiệu quả,Hạt cau tươi giã nhỏ,tùy với trọng lượng của động vật mà ta cho ăn với liều lượng khác nhau.

2,Làm thuốc giúp cho sự tiêu hóa,chữa viêm ruột,dùng hạt cau khô,mỗi ngày từ 4 đến 5 gam

3,Chữa trẻ con chốc đầu,giã ,nghiền hạt cau khô thành bột kết hợp với dầu bôi rất hiệu quả

4, Người ta còn dùng vỏ cau làm thuốc lợi tiểu

Đó là những công dụng trong đông y,Quả cau tươi còn được sử dụng trong các mâm lễ vật,dâng lên tổ tiên,là lễ vật tâm linh không thể thiếu từ xưa đến nay.Món trầu là món ăn dân gian,với sự kết hợp của cau,trầu,chút vôi,..món ăn có vị đắng chát,nhìn những cụ tỏm tẻm nhai trầu,thỉnh thoảng nở nụ cười trên môi,với hàm răng đỏ sẫm,đó chắc hẳn là biểu tượng đẹp.

Xem thêm:

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *